Bảo tồn voi hoang dã tại Đăk Lăk-Những thách thức về sinh cảnh
Rừng khộp tại Đăk lăk-môi trường sống của voi hoang dã đang bị suy giảm vì nhiều nguyên nhân. Để bảo tồn voi cần phải bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp và chính sách.
Đắk Lắk được biết đến là địa phương có kiểu rừng khôp tập trung với diện tích lớn, chúng ta biết rằng đây là một kiểu sinh cảnh chỉ có ở Tây Nguyên. Kiểu rừng này bằng phẳng, mật độ cây thưa chủ yếu là cây họ dầu, trữ lượng thấp, rụng lá vào mùa khô, là sinh cảnh ưa thích của Voi và một số loài thú móng guốc lớn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng khộp tại các địa phương có voi hoang dã là Buôn Đôn, Ea Súp và Ea Hleo đang bị suy giảm mạnh. Theo số liệu kiểm kê rừng tại các năm 2005 tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn 3 huyện Buôn Đôn, Ea Súp và Ea Hleo là 310.907 ha; năm 2010 diện tích rừng trên địa bàn 3 huyện là 297.280 ha và đến năm 2015 tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn 3 huyện là 220.866 ha.
Như vậy, trong thời gian 10 năm từ 2005 đến 2015, tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn 3 huyện có voi hoang dã cư trú là Buôn Đôn, Ea Súp và Ea Hleo đã giảm khoảng 90.041 ha để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh khu vực biên giới.
Chúng ta biết rằng sinh cảnh tự nhiên chính là môi trường sống, nơi ở và cung cấp thức ăn cho voi tồn tại và phát triển và đây cũng chính là hành lang di chuyển của voi hoang dã theo mùa để tìm kiếm thức ăn, giao phối và sinh sản.
Các hoạt động làm mất sinh cảnh và chia cắt sinh cảnh là hiện tượng xâm lấn đất rừng, chuyển đổi rừng khộp nghèo sang trồng cây cao su, cây ăn trái, hoa màu và các mục tiêu phát triển kinh tế xã xã hội khác, các hoạt động này vô hình chung đã tạo ra các khoảng trống trong sinh cảnh, chia sinh cảnh thành nhiều khu vực nhỏ mà trước đây đã là khu vực sinh sống ổn định của các quần thể Voi, do vậy chúng ta mới dễ dàng quan sát được chúng từ những khoảng trống này và đó cũng là một yếu tố gián tiếp đe dọa đến quần thể Voi.
Từ thực tiễn nêu trên với nhiệm vụ là cơ quan chuyên ngành, qua hội nghị này và chúng tôi đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo cũng như trực tiếp chỉ đạo và thực hiện các giải pháp sau:
Về trước mắt:
- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có tại các huyện Buôn Đôn, Ea Súp và Ea Hleo bằng các biện pháp làm giàu rừng và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng của rừng tự nhiên.
- Tổ chức các tổ bảo vệ voi và xây dựng chòi canh với sự tham gia của người dân địa phương để theo dõi voi, cảnh báo sớm khi voi rừng xuất hiện trong thời gian thu hoạch hoa màu từ tháng 5 đến tháng 11 và chúng tôi đã thành lập được 9 tổ bảo vệ để thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng hệ thống thông tin về voi từ người dân địa phương, các tổ bảo vệ voi đến chính quyền địa phương, Trung tâm bảo tồn voi, lực lượng kiểm lâm địa phương để giám sát sự di chuyển của voi trong khu vực để biết cách phòng tránh, ngăn ngừa thiệt hại và tạo lập cơ sở dư liệu phục vụ cho bảo tồn và nghiên cứu khoa học về voi.
- Hỗ trợ lương thực, kinh phí, cây giống, hạt giống cho những người nông dân bị thiệt hại mùa màng do voi nhằm làm giảm bớt khó khăn và mang lại niềm tin với dân.
Về lâu dài
- Các dự án phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các khu vực có voi sinh sống cần được đánh giá tác động môi trường trước khi thiết kế công trình, trong đó phải chú ý đến Các tuyến đường di chuyển theo mùa của voi….
- Kiến nghị Chính phủ cần xây dựng một chính sách riêng về bảo tồn voi, trong đó có chính sách về vấn đề xung đột voi- người, nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương có voi thường xuyên gây thiệt hại làm căn cứ hỗ trợ sau các vụ xung đột để vừa bảo vệ voi và bảo vệ được sức khỏe tính mạng người dân; đồng thời ngăn ngừa việc mùa màng bị phá hoại. Hiện nay, người nông dân có xu hướng tự hành động để bảo vệ nên sự xung đột sẽ còn gia tăng ở những vùng có voi sinh sống
Đỗ Viết Thụ


LIÊN KẾT WEBSITE

THỜI TIẾT
Buôn Ma Thuột
26oC
Độ ẩm: 97%
Tốc độ gió: 11 km/hkm/h

TRUY CẬP
Online:
18
Lượt truy cập:
1,021,572